Vietnam
Sẽ là không đầy đủ nếu trang tin chúng tôi không có mục giới thiệu về Việt nam, đất nước của những ứng viên du học mà Hope Việt nam đã, đang và có thể sẽ làm cầu nối hôm nay và tương lai. Dưới đây là các thông tin tóm lược về đất nước chúng tôi.
Nước Việt Nam, có tên chính thức là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, thuộc khu vực Đông Nam Á.
Thủ đô: Hà Nội
Mã điện thoại: +84
Ngày Quốc khánh: ngày 2 tháng 9 hàng năm (1945)
Diện tích: 331,210 km2 km²
Dân số: 89,693,000 (ước tính 2013(1))
Chính phủ và nhà nước: Quốc hội, Chủ tịch và Thủ tướng
Ngôn ngữ: tiếng Việt và rất nhiều ngôn ngữ nhóm dân tộc thiểu số khác.
Địa lý và Lãnh thổ: Việt Nam là đất nước có hình chữ S, với phía đông giáp với biển Đông, với chiều dài bờ biển hơn 3,000 km; phía tây là đất liền và đồi núi giáp với Lào và Cambodia, phía bắc giáp với Trung Quốc. Được chia thành hai vùng chính. Vùng đồng bằng thấp đến trung bình, giáp với biển với rất nhiều bãi biển đẹp như Hạ Long, Lăng Cô-Huế, Hội An-Quảng Nam, Nha Trang-Khánh Hòa, Mũi Né- Bình Thuận, Vũng Tàu và Phú Quốc – Kiên Giang. Vùng đồng bằng Nam bộ và một phần nhỏ đồng bằng khác được biết đến như là nơi sản xuất lúa gạo lớn. Vùng đồng bằng phía Nam còn là vùng sản xuất chính cá basa và tôm xuất khẩu đi khắp thế giới. Vùng đất phía tây, được biết đến là vùng cao nguyên đất đỏ bazan rộng lớn, nơi có điện tích và sản lượng cà phê, hồ tiêu nổi tiếng thế giới. Việt Nam có 58 tỉnh thành, trong đó, có năm thành phố lớn trực thuộc trung ương bao gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hai Phòng, Đà Nẳng, Cần Thơ. Ngoài các địa danh tự nhiên và bờ biển nhiệt đới đẹp, du khách có thể viếng thăm một số thắng cảnh lịch sử như Cố đô Huế, Hà Nội, Phố cổ Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh hay với Đà Lạt-thành phố ngàn hoa của cao nguyên có khí hậu mát mẻ của miền ôn đới.
Nền kinh tế: Việt nam vẫn còn là nước đang phát triển, với thu nhập bình quân đầu người khá thấp, ước 1,960$US(2) vào năm 2013. Trước đây, nền kinh tế chủ yếu là kế hoạch hóa tập trung và hiện đang được chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường. Mặc dù khu vực công nghiệp và dịch vụ đã phát triển nhanh trong những năm gần đây nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên 20% (ước GDP 2012). Các mặt hàng nông nghiệp khá đa dạng, tập trung vào các nhóm sản phẩm gạo, cà phê, hồ tiêu, trà cao su, hạt điều, cá basa và tôm. Khu vực công nghiệp chủ yếu là gia công xuất khẩu với loại hàng tiêu dùng, đồ gỗ, dệt may, thiết bị điện-điện tử và phần mềm. Du lịch và các ngành dịch vụ khác như tài chính ngân hàng đã phát triển và trở thành các ngành kinh tế chủ lực của đất nước này. Tốc độ tăng kinh tế vẫn khá cao, 5-6% trong năm năm trở lại đây tuy vẫn còn nhiều cải thiện cần thiết về tính hiệu quả và ổn định.
Giáo dục: Việt nam có truyền thống xem trọng giáo dục. Các gia đình ở Việt nam thường quan tâm và đầu tư lớn cho con của họ. Giáo dục phổ thông, tiểu học đến trung học cơ sở là bắt buột và miễn phí. Việt Nam có hệ thống trường công lập rộng lớn; các trường tư thục, đặc biệt là bậc học mầm non, phổ thông và đại học đã có những phát phát triển trong nhưng năm gần đây. Việt Nam có đủ tất cả các cấp học, mầm non, tiểu học (5 năm), trung học cơ sở (4 năm) và trung học phổ thông (3 năm). Tiếp đến là giáo dục nghề và trung cấp, cao đẳng và đại học. Hiện nay, cả nước có 353 trường cao đẳng và đại học trên cả nước. Học sinh và sinh viên Việt Nam được biết đến là thông minh, hiếu học, giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế, đặc biệt về toán, lý, hóa, khoa học, cờ vua, âm nhạc. Rất nhiều học giả và nhà khoa học gốc Việt đạt được các giải thưởng danh giá quốc tế như FIELDs. Hiện nay, đã có rất nhiều hợp tác với các nước tiên tiến về giáo dục, một số trường liên kết song phương như đại học Việt-Pháp, Việt-Đức, Úc, nhằm nâng cao dần dần chất lượng giáo dục. Nhà nước và chính phủ Việt Nam đang có những ưu tiên và đầu tư lớn để cải thiện chất lượng và tầm vóc các trường đại học trong nước.
Văn hóa: Mặc dù người Kinh chiếm đa số, tuy nhiên Việt Nam là đất nước có đến 54 dân tộc anh em sống chung hòa bình, với các tập quán và văn hóa đặc trưng và đa dạng. Phật giáo, Cơ đốc giáo là các tôn giáo chính ở đất nước này bên cạnh một số tôn giáo khác. Việt Nam có nền văn hóa cởi mở, thân thiện, linh động, với những tiềm ẩn, nhẹ nhàng. Đất nước yêu chuộng hòa bình và độc lập tự do.
Học tập, làm việc và sinh sống ở Việt Nam: Với truyền thống văn hóa trọng học hành, ngành giáo dục Việt nam đang phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đã và đang được xây dựng và phát triển. Nhờ lợi thế về địa lý, Việt nam đang trở thành điạ điểm năng động cho hoạt động kinh tế, công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Chi phí học tập ơ Việt nam khá thấp so với rất nhiều nước trong khu vực. Học tập và trải nghiệm đất nước giàu văn hóa có thể là một trải nghiệm quý giá mà bạn muốn có.
(1) http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam (2) General Statastic Office, 2013